... ...

Hotline - Tư vấn lắp đặt camera

TpHCM: 0907 903 171

Hà Nội: 098 222 6722

Tháo lắp camera tại Hà Nội

06-09-2022

Tháo lắp lại camera tại nhàChi phí tháo và Lắp camera cũ tại Hà Nội bao nhiêu

Tại sao cần thợ tháo lắp camera chuyên nghiệp?

Lắp lại camera, di chuyển nơi khác gồm chi phí gì?

  1. Chi phí tháo camera
  2. Chi phí lắp camera cũ
  3. Chi phí vật tư thay thế/ phát sinh thêm
  4. Chi phí bảo trì camera cũ tại nhà
  5. Thợ lắp camera tại Hà Nội
  6. Cách tháo camera Hikvision
  7. Sơ đồ lắp camera
  8. Cách lắp đặt camera Analog
  9. Cách tháo camera Ezviz
  10. Cách kết nối camera với đầu thu

Công ty tháo lắp camera tại Hà Nội chuyên nghiệp, siêu tốc, uy tín

 

Chi phí tháo và Lắp camera cũ tại Hà Nội bao nhiêu

Do nhu cầu chuyển nhà, chuyển cửa hàng, chuyển văn phòng cần tháo lắp camera tại Hà Nội mà chưa biết chi phí hết bao nhiêu, bạn lại rất bận không có thời gian tự tháo camera hoặc không có đủ đồ nghề. Hay bạn là người cẩn thận cần thợ chuyên nghiệp để xử lý lắp lại camera cũ đúng kỹ thuật, cần công ty sửa camera uy tín ở Hà Nội để tiện cho việc hỗ trợ sử dụng sau này mà giá dịch vụ rẻ.

Công ty Camera Fpt chi nhánh Hà Nội của chúng tôi phân phối và lắp camera nhiều thương hiệu chất lượng, uy tín, bền bỉ giá thành phù hợp dễ đầu tư. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp dịch vụ sửa camera tại nhà, hỗ trợ bảo trì hệ thống camera công trình, tòa nhà, nhà xưởng, hộ gia đình, cửa hàng nhỏ đặc biệt là tháo lắp di chuyển camera từ khu vực này sang nơi khác.

Bảng giá chi phí tháo lắp Camera tại Hà Nội

STT

Tên loại dịch vụ

Đơn giá thi công

Nội thành

Ngoại thành

1

Tháo camera Wifi không dây

20,000

          50,000 đ

2

Tháo camera có dây, đầu ghi (<= 20 cái)

40,000

           60,000 đ

3

Di chuyển vị trí camera

    50,000

      100,000đ

4

Tháo camera có dây, đầu ghi (1-7 cái)

             50,000

80,000 đ

5

Lắp camera đã kéo dây

           100,000

150,000đ

6

Lắp lại camera không dây

           150,000

200,000đ

7

Lắp lại camera gia đình, văn phòng, cửa hàng

           200,000

250,000đ

8

Di chuyển vị trí đầu ghi hình

           250,000

350,000đ

9

Lắp lại camera nhà xưởng, kho bãi

           300,000

350,000đ

Chú ý: Số đơn vị tính theo số lượng mắt camera lắp lại theo thực tế.

lắp camera wifi văn phòng

Tại sao cần thợ tháo lắp camera chuyên nghiệp?

Hệ thống camera đang sử dụng hoạt động bình thường nhưng rất có thể sau khi tháo ra lắp lại gặp một số lỗi là chuyện thường gặp, nếu không có nhiều kinh nghiệm, đồ đạc thay thế bạn sẽ mất rất nhiều thời gian và chi phí. Chưa kể tới là việc đấu nối nhầm điện áp có thể làm thiết bị hư hỏng hoàn toàn không khắc phục được, đến lúc này bạn có gọi cho thợ lắp camera thì cũng tiền mất tật mang.

Vấn đề phải là “Thợ lắp camera chuyên nghiệp” nhé chứ không phải là thợ đa ngành, camera quan sát hiện nay được các nhà sản xuất thiết kế nhiều tính năng nhưng rất dễ sử dụng, do đó chỉ cần thợ điện nước, thợ máy tính, thợ xây thợ lề… thậm chí là bạn nếu bỏ ra chút thời gian cũng tự mình lắp camera được. Tuy nhiên lắp camera mới rất dễ vì thiết bị mới chỉ cần đấu nối đúng là lên, còn việc lắp lại camera cũ, một số thiết bị phụ kiện có thể bị hỏng, hay đơn giản là các thiết bị đã được đặt mật khẩu trước đó, khi cài lại không nhớ…

Một yếu tố quan trọng hơn khi gọi thợ tháo lắp camera chuyên nghiệp đó chính là để được phục vụ và hỗ trợ sử dụng thiết bị trọn đời, bất cứ khi nào cần hỏi đáp, cần trợ giúp cũng có người tâm huyết và đủ chuyên môn giải đáp.

Thợ lắp camera Wifi

Ưu điểm của thợ tháo lắp camera cũ chuyên nghiệp

  • Có thể cài đặt được nhiều loại camera
  • Thông thạo kỹ thuật nhiều hãng
  • Mẹo phán đoán tìm lỗi kỹ thuật
  • Thi công gọn, nhanh, thẩm mỹ
  • Đầy đủ đồ, thang, kìm kéo, khoan
  • Hỗ trợ tại nhà, giải đáp miễn phí

Thợ lắp camera chuyên nghiệp

Lắp lại camera, di chuyển nơi khác gồm chi phí gì?

Việc tháo lắp lại camera hay di chuyển cả hệ thống camera đang sử dụng đến khu vực khác để tiếp tục sử dụng do địa hình khác nhau có thể dây nối dài hơn, môi trường lắp lại khác với trước đó hay do thời gian lâu các đầu nối Jack camera đã Ô xi hóa, dây cáp bị mủn dễ đứt gãy cần phải thay. Do đó một số chi phí có thể phát sinh ngoài nhân công, sau đây chúng ta cùng xem cụ thể là chi phí gì và bao nhiêu tiền nhé:

Camera ngoài trời

  1. Chi phí tháo camera

Là khoản tiền phải trả cho thợ tháo các camera cũ đã lắp trên cao, ngoài trời hay trong nhà ra, các phụ kiện đi kèm như dây cáp, hộp bảo vệ, đầu jack nếu còn dùng được cũng tháo xuống để sử dụng sau đó. Chi phí này có mức giá khác nhau tùy vào độ khó như độ cao, tính nguy hiểm hay số lượng camera cần tháo. Tuy vậy có mức giá chung cho chi phí tháo camera gia đình, cửa hàng, văn phòng khoảng từ 20 – 100 nghìn đồng mỗi chiếc.

  1. Chi phí lắp camera cũ

Là chi phí phải trả cho thợ lắp lại camera cũ đã tháo ra trước đó, công việc lắp lại camera bao gồm cả việc gắn camera lên vị trí mới cần quan sát + Kéo dây cáp + Đấu nối Jack + Cài đặt hoàn chỉnh. Giá lắp lại camera thông thường giao động từ 150 – 300 K/cái cũng tùy vào mức độ khó, thời gian, độ cao, môi trường…

  1. Chi phí vật tư thay thế/ phát sinh thêm

Thông thường đối với hệ thống camera an ninh có dây thì sẽ phát sinh một số vật tư cần phải thay thế để đảm bảo các thiết bị hoạt động tốt như dây cáp, Jack nối, các hộp bảo vệ. Cụ thể mời bạn tham khảo bảng giá chi tiết dưới đây.

  1. Chi phí bảo trì camera cũ tại nhà

Việc lắp đặt camera cũ hoàn tất hoạt động bình thường nhưng bạn nên sử dụng thêm dịch vụ bảo trì camera nếu thiết bị đã hết hạn bảo hành để được đơn vị lắp lại camera chăm sóc bạn khi cần. Các thiết bị camera quan sát hiện nay thường được bảo hành khoảng 2 năm, với chi phí bảo trì từ 50 đến 100 nghìn cho 365 ngày mà hỗ trợ tại nhà chắc chắn không làm khó nhiều gia chủ.

Trên đây là một số chi phí có thể phát sinh khi lắp lại hệ thống camera, tuy nhiên chỉ áp dụng với mức thông thường, một số loại camera chuyên dụng hay hệ thống công trình lớn số lượng hàng trăm, ngàn sẽ có mức tính riêng. Mời bạn xem thêm Báo giá camera công trình.

Lắp camera gia đình trước cửa

Công ty tháo lắp camera tại Hà Nội chuyên nghiệp, siêu tốc, uy tín

Quý khách hàng cần tháo gỡ, di chuyển hệ thống camera cửa hàng, quán xá, nhà ở, kho bãi hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được báo giá chi tiết và thi công chuyên nghiệp, nhanh chóng, chính xác. Ngoài lắp lại camera cũ chúng tôi còn những chương trình thu mua camera cũ đổi lấy mới với giá vô cùng hấp dẫn. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ Hotline để được hỗ trợ.

Thợ lắp camera tại Hà Nội

FPT camera với đội ngũ thợ lắp camera tại Hà Nội chuyên nghiệp, Dịch vụ lắp camera tại nhà, Sửa chữa camera tại nhà, Camera giá rẻ Hà Nội, Lắp camera Hà Nội giá rẻ chắc chắn sẽ luôn làm hài lòng quý khách! 

Việc tháo lắp camera khá phức tạp đòi hỏi thợ lắp camera phải có trình độ chuyên môn và tay nghề cao nên quý khách  cần lựa chọn đội ngũ camera chuyên nghiệp, tránh đội ngũ camera không chuyên như thợ điện nước, hay thợ đi dây điện đơn giản vì sẽ làm mất thời gian và có thể gây ảnh hưởng tới hệ thống camera nhà quý khách! 

Việc sử dụng thợ lắp camera tại Hà Nội chuyên nghiệp đến từ FPt camera chắc chắn sẽ giúp quý khách hài lòng bởi đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm lâu lắm trong lĩnh vực CCTV. Với kinh nghiệm lắp đặt chuyên nghiệp việc tháo dỡ và lắp đặt lại camera cho quý khách sẽ được hoàn thiện nhanh nhất với những thao tác kỹ thuật chuẩn mực đảm bảo cả tính thẩm mỹ và độ an toàn kỹ thuật. 

Nhân công tháo lắp camera luôn ở mức giá tối ưu nhất giúp quý khách tiết kiệm chi phí mà hoàn thành lại hệ thống camera 1 cách hoàn hảo. 

Quý khách có thể liên hệ ngay hotline: 098 222 6722 để được tư vấn tháo lắp camera với giá tốt nhất hiện nay! 

Cách tháo camera Hikvision

Để tháo camera mà không làm hư hại hệ thống camera bạn nên làm theo các bước cơ bản sau đây:

Đầu tiên bạn phải xác định camera nhà mình loại gì. Việc này khá quan trọng trong việc chuẩn bị dây nối thêm. Sẽ thường có 2 loại camera là: camera chạy dây mạng và camera chạy cáp đồng trục; một chiếc túp nơ vít hoặc lục năng để tháo camera xuống; ốc vít 2cm, vít nở 6mm; khoan bắt nếu phải bắt vào tường; băng dính, kìm để nối dây. Đối với cách tháo camera Hikvision bạn có thể thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Xác định vị trí camera muốn tháo. Chúng ta tháo Jack BNC và Jack nguồn ra, tháo bằng tay rút ra nhẹ nhàng. Nếu có băng dính vui lòng tháo băng dính rồi rút ra. Sau đó bạn dùng tuốc nơ vít tháo camera ra khỏi tường, trần…

Để tháo camera, đầu tiên chúng ta ngắt điện nguồn camera và đầu camera để đảm bảo an toàn.

Đối với camera Dome (bán cầu, lắp chỗ không mưa gió) chúng ta tháo nắp bằng cách tháo các ốc vít của vỏ nó ra trước. Nếu vỏ không có ốc vít chúng ta xoáy nhẹ 1 cái là ra. Tiếp tục dùng tuốc nơ vít tháo nốt phần chân đế camera ra là được.
Nếu là camera thân trụ chúng ta chỉ việc tháo chân đế bằng túp nơ vít.


Bước 2: Xác định vị trí muốn chuyển tới của camera. Chúng ta khoan, bắt lại như cách chúng ta đã tháo ra và nối lại dây nguồn và dây tín hiệu. Dây nguồn bạn cắt đầu jack ra và nối dài bằng dây điện trần phú bạn đã chuẩn bị. Dây tín hiệu bạn cắt ra nối dây mới vào như bình thường.

Nếu dây tín hiệu không phải bằng dây điện các bạn có thể chạy lại bằng nguyên dây đồng trục và thêm 2 jack BNC này để làm jack 2 đầu kết nối camera với đầu thu.
Với camera sử dụng dây mạng chúng ta thường gọi là camera IP chúng ta chuyển tương tự như camera sử dụng dây đồng trục. Có điều chúng ta thay dây đồng trục bằng dây mạng.

Với camera sử dụng wifi chúng ta phải chuyển gần wifi tới vị trí của camera. Nếu các bạn không chuyển được wifi thì các bạn lắp thêm wifi và cài đặt lại camera. Cách này khá phức tạp đối với camera nên các bạn cần kỹ thuật cứng mới thay đổi được nhé.

Sơ đồ lắp camera

Sơ đồ lắp camera giám sát chuyên nghiệp chi tiết, hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình thi công và bàn giao hệ thống được thuận tiện. Giúp giải quyết được nhiều vấn đề và việc bảo hành, sửa chữa về sau sẽ thuận lợi hơn.

Camera quan sát đang là thiết bị giám sát an ninh hàng đầu cho các gia đình, khu chung cư, các cửa hàng, ngân hàng, nhà xưởng,… Quan sát hình ảnh từ xa rõ nét, thông minh qua điện thoại, máy tính, ipab,… Bất cứ ai cũng đều cần có sự hiện diện của thiết bị này tại nơi mình sinh sống và làm việc.

Tìm hiểu một số sơ đồ lắp camera thông dụng chuyên nghiệp hiện nay
Nhu cầu lắp đặt camera đang dần phổ biến tại hơn bao giờ hết nhất là xã hội ngày càng xảy ra nhiều vấn đề phức tạp. Đòi hỏi cần một hệ thống camera chất lượng, bố trí sơ đồ hệ thống chi tiết đường đi dây, vị trí bắt camera, vị trí trung tâm,… an toàn.

Các thiết bị cần có trong hệ thống này gồm có:

1.Camera quan sát:

– Camera quan sát gồm các mắt điện tử, có thể quan sát được hình ảnh tại nơi chúng ta cần theo dõi. Nhiệm vụ của thiết bị là ghi (thu) lại hình ảnh và truyền tín hiệu này tới nơi nhận dữ liệu hình ảnh.

– Tên gọi khác của camera quan sát gồm: camera quan sát qua mạng, camera an ninh, camera chống trộm, camera theo dõi……

Một số loại camera giám sát

2.Adaptor cho camera:

thợ tháo lắp camera chuyên nghiệp

Adaptor (nguồn cho camera)

– Camera muốn hoạt động cần phải có nguồn điện đi vào thiết bị.

– Hiện nay hầu hết các camera trên thị trường đều sử dụng nguồn 12V thế nên ta cần phải có Adaptor camera để chuyển đổi nguồn từ 220V xuống 12V.

– Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn có thể dùng nguồn tổng cho camera và kết hợp với đầu nối nguồn camera chứ không nhất thiết phải sử dụng nguồn đơn.

3.Đầu ghi hình camera:

Đầu ghi hình camera

– Đầu ghi hình chính là nơi tập trung tín hiệu hình ảnh thu được từ camera.

– Trên đầu ghi thông thường sẽ có 5 loại cổng mà ta đáng lưu ý:dau-ghi-camera-2

+ Cổng Video Input: đây là cổng thu tín hiệu từ các camera quan sát vào.

+ Cổng Video Output: đây là cổng chuyển hình ảnh đã thu được ra các thiết bị mà ta muốn quan sát. (Máy tính, điện thoại, tivi…)

+ Cổng Audio Input: cổng thu âm thanh (trong trường hợp có nhu cầu ghi lại âm thanh)

+ Cổng Audio Output: Cổng ra âm thanh (trong trường hợp cần nghe lại)

+ Cổng RJ45: Cổng kết nối trao đổi dữ liệu qua internet.

– Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đầu ghi hình được phân chia vô cùng phong phú. Nhưng thông thường được chia ra các loại: đầu ghi hình 4 cổng, đầu ghi hình 8 cổng, đầu ghi hình 16 cổng, đầu ghi hình 24 cổng, đầu ghi hình 32 cổng,…

4.Ổ cứng ghi hình:

Ổ cứng ghi hình camera

– Ổ cứng này được gắn vào trong của đầu ghi hình camera. Đây là thiết bị được sử dụng nhằm mục đích lưu trữ lại những hình ảnh (hay những đoạn video) mà các camera truyền tải về đầu ghi hình.

– Bạn nên sử dụng những ổ cứng chuyên dụng cho đầu ghi hình, nhằm tránh trường hợp đầu ghi bị treo, đứng hoặc không nhận ổ cứng.

– Trung bình 1 mắt camera Analog ghi hình suốt 24/24 sẽ tiêu hao lượng dung lượng vào khoảng 6GB/Ngày.

5.Dây điện cấp nguồn:

– Dây điện dẫn điện từ nguồn điện chính (nơi công trình) về Adaptor của camera. Phần lớn camera sử dụng bộ nguồn 12V nên cần dây kéo về cục adapter.

– Nếu nơi đặt camera đã có sẵn nguồn điện ta có thể tiết kiệm được khoản chi phí dây.

6.Dây tín hiệu:

– Camera Analog truyền tải tín hiệu thông qua cáp đồng trục. Thế nên ta cần phải có dây cáp đồng trục để nối từ camera tới đầu ghi hình.

– Ngoài ra để tiết kiệm chi phí dây dẫn cũng như giúp việc thiết kế hệ thống dây trở nên gọn gàng, bạn có thể chọn những loại dây cáp đồng trục liền nguồn mà không cần đi thêm dây điện.

7.Jack BNC:

– Đầu Jack nối BNC camera để bấm vào dây cáp đồng trục, từ đó mới có thể gắn vào camera hoặc đầu ghi hình. Cáp đồng trục được bấm đầu Jack BNC có tác dụng kết nối giữa camera – đầu ghi – Tivi.

8.Dây mạng Internet:

– Sử dụng dây mạng Cat5e hoặc Cat6 để kết nối đầu ghi hình với hệ thống mạng có sẵn tại nơi lắp đặt camera. Mục đích là để quan sát từ xa qua mạng Internet bằng các thiết bị như máy vi tính, hay điện thoại smart phone.

– Có thể sử dụng cáp mạng liền nguồn để tiết kiệm chi phí cũng như hệ thống dây trở nên gọn gàng hơn.

– Trong trường hợp bạn chỉ đơn thuần sử dụng để quan sát tại nhà qua tivi, thì có thể bỏ qua.

9.Hệ thống mạng có sẵn:

– Hệ thống mạng internet bao gồm các thiết bị như: Sub/Swich, modem, mạng internet. Đây là những thiết bị cần thêm nếu chúng ta có nhu cầu quan sát qua máy tính, laptop, điện thoại ở trong hoặc ở ngoài nơi mà chúng ta lắp hệ thống camera quan sát.

10.Thiết bị nhận hình ảnh cuối cùng:

– Khi tất cả hệ thống trên đã hoàn thành. Thì đây chính là nơi mà người quản lý hệ thống sử dụng.

– Bạn có thể quan sát toàn bộ hệ thống camera quan sát qua các thiết bị như: điện thoại di động, máy vi tính, tivi.. hay có thể cả ở trên máy chiếu tại vị trí bên trong hoặc ngoài nơi mà chúng ta lắp đắt hệ thống camera quan sát.

Bài viết: “Thiết bị cần có trong hệ thống Camera quan sát” hy vọng sẽ cung cấp cho quý vị những kiến thức cần biết về hệ thống camera quan sát. Công ty cổ phần Viễn Thông Xanh Việt Nam chuyên tư vấn và cung cấp các thiết bị mạng chính hãng, đảm bảo chất lượng và chắc chắn 100% quý vị sẽ được hưởng những mức ưu đãi nhất thị trường Việt Nam hiện nay.

Cách lắp đặt camera Analog

Cách bước lắp đặt camera quan sát chuẩn Analog


Bước 1. Xác định vị trí đặt camera (mắt camera) và đầu ghi hình trước tiên ở chỗ nào cho hợp lý

(Đầu ghi hình thường đặt ở phòng khách hoặc phòng ngủ nơi gần TiVi hoặc gần modem mạng internet). sử dụng khoan và tô vít để gắn camera lên vị trí đã xác đinh trước đó. chú ý lựa chọn góc quay rộng như bạn mong muốn

thợ sửa camera chuyên nghiệp
Bước 2. Đi dây tín hiệu và nguồn:

Một camera chúng ta sẽ cần 1 nguồn điện cấp cho camera và 1 dây tín hiệu lấy tín hiệu từ camera dẫn về đầu ghi hình qua cáp đồng trục. Chúng ta sẽ đi một cặp dây tín hiệu và dây nguồn với nhau (giờ trên thị trường đã có dây tín hiệu liền nguồn rồi đó) cho dễ đi hơn và đỡ tốn công hơn

Bước 3. Nối jack kết nối

+ Nối jack BNC
+ Nối jack nguồn DC (đầu nguồn cắt từ cục nguồn ra để nối dài)

Như thế này chúng ta chỉ việc cắm vào jack camera. Nếu cẩn thận hơn chúng ta sẽ quấn băng dính xung quanh giắc BNC và đầu nguồn cho chắc chắn và ko sợ bị gỉ.

Như vậy là đã hoàn thành đầu nối BNC và đầu nguồn DC ở đầu camera, ta phải làm Jack camera ở đầu ghi hình rồi cắm vào cổng vào ở trên đầu thu như sau.

Bước 4. Kết nối thiết bị lại với nhau

Chúng ta sẽ cắm dây dẫn từ camera về đầu ghi hình như sau.
1, Dây tín hiệu đồng trục dẫn từ camera về đầu ghi.
2, Jack Video để xuất hình ảnh từ đầu ghi lên TV (chất lượng kém)
3, Jack HDMI dẫn hình ảnh từ đầu ghi lên TV (chất lượng rất tốt)
4, Jack VGA dẫn tín hiệu từ đầu ghi ra màn hình có cổng tín hiệu là VGA (chất lượng tạm được)
5, Cổng mạng để kết nối với máy tính (Khi cắm có đèn xanh sáng đứng và đèn vàng sáng nháy)
6, Cắm nguồn từ cục nguồn của đầu ghi hình (đi kèm)
7, Đường tín hiệu audio. Nếu chúng ta lắp thêm mic dẫn tín hiệu audio vào đây.

– Còn dây điện trần phú chúng ta nối vào cục nguồn, cắm nguồn đó vào điện để cấp nguồn cho camera.

Bước 5. Thiết lập cấu hình xem camera tại chỗ

– Kết nối Jack HDMI hoặc (AV, VGA,..) với màn hình hiện thị (TiVi hoặc máy tính) là xem được bình thường
– Cấu hình xem trên mạng Lan: Mở (NAT) port của modem router,Tùy theo modem router mà NAT.
+ Quý khách đăng nhập vào modem router và điền đầy đủ Port của đầu ghi hình vào modem
+ Quý khách mở trình duyệt web (tốt nhất là Internet Explorer) rồi gõ địa chỉ IP của đầu ghi camera và port

Cách tháo camera Ezviz

Bạn có thể xem chi tiết cách tháo camera Ezviz và sửa camera ở ngay video dưới đây!

Siêu đơn giản và siêu dễ, nếu không làm được có thể alo ngay cho thợ chuyên tháo camera của chúng tối: 098 222 6722 để được tư vấn hướng dẫn nhanh nhất!

Cách kết nối camera với đầu thu

Kết nối hệ thống camera theo đúng bản vẽ chi tiết sơ đồ hướng dẫn lắp đặt camera:
Ngoài ra, bước này còn giúp các bạn tự tin hơn, vững tâm hơn. Giúp các bạn dễ hình dung bao quát toàn bộ hệ thống camera (và nhận ra những điểm còn thiếu sót) trước bước khi vào phần hướng dẫn lắp đặt hệ thống camera chi tiết bên dưới.

kết nối camera đúng chuẩn

1. Kết nối dây tín hiệu

Chuẩn bị nhiều đoạn dây tín hiệu ngắn: bạn chuẩn bị các đoạn dây test có chiều dài khoảng 0,5m để chuẩn bị kết nối tất cả các camera về đầu ghi. Bao nhiêu camera thì bấy nhiêu đoạn dây test.
Bấm 02 đầu Jack (jack BNC hoặc RJ45)
Kết nối tất cả các camera về đầu ghi, chuẩn bị vận hành thử nghiệm hệ thống camera

2. Kết nối đầu ghi với màn hình

Gắn ổ cứng vào đầu ghi.
Gắn chuột điều khiển vào cổng USB của đầu ghi.
Kết nối dây HDMI giữa đầu ghi và màn hình TV/LCD. Ở bước này bạn cần 01 màn hình để kiểm tra tín hiệu hình ảnh camera.

3. Kiểm tra lần cuối trước khi thi công

Lần lượt cắm nguồn cho các camera hoạt động. Bạn có thể kiểm tra camera đã có nguồn hay chưa bằng cách dùng tay che mắt camera (mô phỏng trời tối). Nếu lúc đó đèn hồng ngoại trong camera bật lên thì camera đã được cấp nguồn.
Cắm tiếp nguồn cho đầu ghi & màn hình. Lưu ý: đầu ghi thường phát ra nhiều tiếng beep liên tục khi ổ cứng bị lỏng dây (kiểm tra lại dây nguồn và dây tín hiệu của ổ cứng trước khi cấp nguồn cho đầu ghi).
=> Kiểm tra hình ảnh: bạn nhìn xem tín hiệu trên màn hình để đảm bảo các camera truyền tín hiệu cho hình ảnh có rõ nét không, có bị nhiễu, bị hạt không.